Người viết còn nhớ,índụngđenmanhnhatrởlạjdb66 năm 2019, Công an TP.Đà Nẵng chỉ đạo công an quận, huyện, xã, phường giám sát chặt chẽ hành vi của người ngoại tỉnh đến lưu trú tại địa phương, nếu để núp bóng hoạt động tín dụng đen mà cơ sở không quản lý thì trưởng công an xã, phường phải chịu trách nhiệm.
Từ đó, công an cơ sở nắm chi tiết số lượng, thành phần, mục đích lưu trú, tiếp đến là mời làm việc, vận động, giáo dục, răn đe đối tượng. Trước "liều thuốc" siết chặt quản lý địa bàn này, những người cho vay nặng lãi dần dần rút khỏi TP.Đà Nẵng.
Nhưng trong một số vụ án cho vay nặng lãi mới nhất, có thể thấy thủ đoạn của đối tượng, ổ nhóm tinh vi hơn: chọn lưu trú ở Quảng Nam, nhất là vùng giáp ranh với TP.Đà Nẵng như TX.Điện Bàn, hằng ngày ra TP.Đà Nẵng thu tiền, sau đó rút về. Nhiều kẻ cầm đầu chỉ điều hành từ xa và vươn vòi cho vay nặng lãi khắp miền Trung; thậm chí yêu cầu chuyển khoản, mua bán tài khoản đứng tên người khác để nhận tiền.
Trước thủ đoạn mới, tinh vi trong cho vay nặng lãi, công tác đấu tranh với loại hình tội phạm này không chỉ của một địa phương mà cần sự phối hợp đồng bộ, tránh tình trạng nơi này đuổi thì tội phạm dọn đến nơi khác trú ẩn.
Có thể thấy, khi đời sống kinh tế khó khăn, các thành phần yếu thế trong xã hội bị tác động tiêu cực đầu tiên, thì tín dụng đen luôn tìm cơ hội len lỏi "săn mồi".
Vì thế, ngành ngân hàng cần cải tiến thủ tục, có biện pháp tích cực đáp ứng nhu cầu vay vốn của người buôn bán nhỏ, người dân cần các khoản vay gấp để xoay xở trong gia đình. Các đoàn thể ở địa phương cũng có thể phát huy vai trò, không chỉ dừng lại ở tuyên truyền phương thức, thủ đoạn, hậu quả của tín dụng đen. Đấu tranh với tội phạm tín dụng đen không chỉ là trách nhiệm của ngành công an, mà còn cần giải pháp của nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực.